Các quy định và luật lệ Thương mại Việt Nam

Các công cụ quản lý thương mại chính là Luật thương mại, được hỗ trợ bởi các nghị định. Các luật lệ quan trọng khác liên quan đến thương mại tại Việt Nam bao gồm Luật Cạnh tranh, Luật Kế toán, Luật Hải quan, Luật Thống kê, và Pháp lệnh chống bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam. Pháp lệnh về các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh An toàn và vệ sinh thực phẩm. Hầu hết các quy định liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa được nêu rõ trong Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ vào ngày 23 tháng 1 năm 2006.

Các dịch vụ thương mại thường được vận hành dưới các luật cụ thể như Luật Xây dựng, Luật Bảo hiểm, Luật Bưu chính, Luật Viễn thông, Luật Giao thông vận tải, Luật Hàng không vv ..

Chính phủ Việt Nam chủ yếu sử dụng luật cấm xuất khẩu- nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, giấy cấp phép kinh doanh xuất- nhập khẩu trong việc quản lý xuất khẩu.

Danh sách hàng hoá bị cấm nhập khẩu bao gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, thiết bị kỹ thuật quân sự; thuốc bổ sung; hóa chất thuốc bổ; thuốc gây mê; một số loại đồ chơi trẻ em; các mặt hàng văn hóa khiêu dâm, phản động; pháo nổ; thuốc lá điếu, xì gà và các dạng khác của thuốc lá; xe oto và xe cam nhông đã qua sử dụng; vật liệu và phương tiện vận tải đã qua sử dụng; động cơ đốt đã qua sử dụng dưới 30 mã lực; các sản phẩm có chứa amiang thuộc nhóm amphibole; Các loại máy giải mã và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ bí mật Nhà nước.

Danh sách các sản phẩm bị cấm xuất khẩu bao gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, củi, than, có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; các hoạt động gây hại đến đời sống động vật , thực vật thiên nhiên hoang dã và quý hiếm.

1. Hệ thống cấp phép nhập khẩu

Thực thể kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sở hữu giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp có thể được tham gia vào các hoạt động xuất- nhập khẩu trực tiếp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị với mục đích thành lập dây chuyền sản xuất hàng hóa phù hợp với giấy phép đầu tư. Họ được cho phép phân phối sản phẩm của chính doanh nghiệp sản xuất mà không phải là sản phẩm của các công ty nước ngoài khác.

Một công ty nước ngoài khi cho phép một công ty Việt Nam làm đơn vị sản xuất (ví dụ sản xuất toàn bộ hoặc các bộ phận của giày, túi xách, áo sơ mi, ghế, máy móc) được dễ dàng nhập khẩu các thiết bị, nguyên phụ liệu cho công đoạn chế biến. Các mặt hàng và các sản phẩm chế biến của họ được miễn thuế xuất khẩu.

2. Các yêu cầu và Giấy phép Xuất- Nhập khẩu

Trước đây, các nhà nhập khảu cần có sự cho phép của các Bộ liên quan để nhập khẩu hàng hóa. Hệ thống này đã được thay đổi vào năm 2001. Hiện nay, có 7 Bộ và cơ quan chịu trách nhiệm giám sát hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa/ hiệu suất tối thiểu đối việc bảo vệ động vật và thực vật, an toàn sức khỏe, khả năng tương thích mạng nội bộ (trong ngành viễn thông), an ninh tiền tệ và các nhạy cảm văn hóa. Hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu có thể được nhập khẩu theo nhu cầu và số lượng không giới hạn.

3. Tạm nhập

Hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu làm mẫu hoặc cho quảng cáo, đều là các mặt hàng phải chịu thuế xuất- nhập khẩu. Chỉ các mặt hàng được xuất- nhập khẩu vì lí do triển lãm thì mới được miễn thuế. Khi kết thúc triển lãm, các mặt hàng phải được nhập khẩu trở lại Việt Nam trong trường hợp xuất khẩu tạm thời, hoặc ngược lại.

4. Cấm và hạn chế nhập khẩu

Tại Việt Nam, hiện nay một số mặt hàng thương mai sau đang bị cấm xuất khẩu:

Đạn dược, vật liệu nổ (không bao gồm thuốc nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự, ma túy, hóa chất độc hại, các sản phẩm văn hóa đồi trụy, pháo nổ, một số mặt hàng đồ chơi trẻ em, thuốc lá, các mặt hàng cũ, các loại xe động cơ chuyên dung có tay lái bên phải, các phụ tùng thay thế cho xe đã qua sử dụng, năng lượng đốt nhỏ hơn 30 mã lực đã qua sử dụng, vật liệu amiăng thuộc nhóm amphibole, thiết bị và các phần mềm mã hóa khác nhau.

5. Yêu cầu về tem và dãn nhãn

Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006, cung cấp các yêu cầu về việc ghi nhãn hàng hoá được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu để bán tại thị trường Việt Nam. Quy định đó không áp dụng đối với bất động sản, hàng hóa xuất- nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh, trung chuyển, quà tặng, hành lý cá nhân của người nhập cư hoặc tài sản cá nhân.

Theo quy đinh, nội dung của nhãn mác phải được viết bằng tiếng Việt. Các nội dung được viết ở ngôn ngữ (nếu có) thì không được phép lớn hơn phần nội dung được viết bằng tiếng Việt.

Trong trường hợp các mặt hàng được nhập khẩu vào Việt Nam và nhãn gốc của nó không phù hợp với những yêu cầu của Nghị định này, nhà nhập khẩu có trách nghiệm gắn nhãn mặc phù hợp cho gắn nhãn mác phụ bằng tiếng Việt trong khi vẫn giữ nguyên nhãn mác gốc.

Các sản phẩm mặt hàng phải có nhãn hiệu, chứa phần hiển thị chính, mà trong đó các nội dung bắt buộc sau đây phải được ghi rõ để người tiêu dung dễ dàng nhìn thấy chúng trong điều kiện trưng bày thông thường:

• Tên hàng hoá;

• Tên và địa chỉ của thực thể kinh doanh có trách nhiệm đối với hàng hóa;

• Xuất xứ của hàng hoá

Tùy thuộc vào từng loại hàng hoá mà những yêu cầu cụ thể trong việc ghi nhãn được nhấn mạnh. Các mặt hàng nói chung là danh sách sau:

• Số tiền, cân nặng, số lượng hoặc kích cỡ của hàng hoá ( Theo đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam)

• Thành phần của hàng hoá;

• Ngày sản xuất và ngày hết hạn;

• Thông số kỹ thuật;

• Giá trị sử dụng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng và tác động đến môi trường;

• Các thông tin khuyến cáo hoặc An toàn sử dụng;

• Hướng dẫn bảo quản và sử dụng.

 

Leave a Comment