Tin tức Kinh tế

1.Theo báo cáo mới của Liên hợp quốc, các quốc gia cần phải áp dụng những chính sách kinh tế mới để điều chỉnh sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế thế giới, gây ra bởi sự khủng hoảng toàn cầu 5 năm trước đây.

Báo cáo về Thương mại và Phát triển năm 2013 đã điểm ra, rằng các nước phát triển cho đến nay đã giải quyết các cuộc khủng hoảng bằng cách thực hiện các biện pháp khuyến khích kinh tế dựa vào chính sách mở rộng tiền tệ, nhưng không thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng do sự kết hợp chính sách “thắt lưng buộc bụng” và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.

Thay vào đó, theo như bản báo cáo được thực hiện bởi Hội nghị Liên hợp Quốc tế về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), thì Chính phủ cần phải chỉ ra và giải quyết những nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng, đặc biệt là việc bất bình đẳng gia tăng, vai trò của Nhà nước có xu hướng giảm và vai trò nổi bật của bộ phận tài chính kém ổn định.

Ngược lại, tại các nước phát triển, tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng đã đươc giảm thiểu bằng cách thực hiện các chính sách “phản chu kỳ”, rất có ích trong việc kích thích nền kinh tế khi đang phải đối mặt với suy thoái. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các chính sách này đang bị mờ dần đi và môi trường kinh tế cho thấy ít hơn những dấu hiệu của việc cải thiện, làm cho việc giảm thiểu khó khăn trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Bản báo cáo cho rằng sự phát triển và chuyển đổi các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu cần phải xem xét lại chiến lược phát triển, đồng thời dựa vào nhu cầu trong nước và khu vực nhiều hơn.

Trong một cuộc họp báo tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York vào ngày 14 tháng Mười, Ông Alfredo Calcagno, chủ tịch Chi Nhánh Phát triển và Kinh tế vĩ mô, bộ phận Chiến thuật phát triển và toàn cầu hóa của UNCTAD, đã phát biểu “Chúng ta đang cố gắng hiểu cuộc khủng hoảng trên về lâu dài, như chúng ta đã thấy, điều đó sẽ vô cùng ý nghĩa trong việc thay đổi các chính sách kinh tế”.

Ông Alfredo Calcagno nhấn mạnh rằng các nước phát triển không giải quyết nguyên nhân gốc rễ dẫn đến cuộc khủng hoảng, kết hợp với sự sai khác trong xử lý cuộc khủng hoảng, đã đóng góp vào tình trạng hỗn loạn của kinh tế toàn cầu.

Từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng thế giới đã chậm lại và không có cho thấy dấu hiệu phục hồi. Con số đã suy giảm từ 4.1% trong năm 2010 xuống 2.8% trong năm 2011 và 2.2% trong năm 2012. Bản báo cáo dự đoán rằng con số còn có thể rơi xuống 2.1% trong năm nay.

Các nước phát triển sẽ tiếp tục tụt hậu so với mức độ trung bình của thế giới, với chỉ 1% gia tăng trong Tổng sản phẩm nội địa (GDP), phản ánh sự pha trộn giữa mức độ tăng trưởng ổn định tại Nhật Bản, vừa phải tại Hoa Kỳ và co lại hơn thế ở khu vực liên minh châu Âu.

Xu hướng gia tăng đối với “Thắt lưng buộc bụng tài chính” trong liên minh châu Âu đã khiến cho việc phục hồi quỹ đạo tăng trưởng trở nên khó khăn hơn. Tại Hoa Kỳ, nhu cầu tư nhân đã bắt đầu được hồi phục, nhưng sự cắt giảm các nguồn vốn công cộng đã tạo nên hiệu ứng “Co hẹp”. Ngược lại, chính phủ Nhật Bản cung cấp mạnh mẽ cả về sự kích thích tài chính lẫn mở rộng tiền tệ, hướng tới phục hồi tăng trưởng kinh tế và kiềm chế xu hướng giảm phát.

Bản báo cáo cũng đưa ra lưu ý về việc khủng hoảng tài chính đã hầu như ngưng đọng sự mở rộng thương mại toàn cầu, với sự gia tăng nhỏ hơn 2% trong năm 2012 và những tháng đầu tiên của năm 2013.

“Xu hướng đi xuống chung của thương mại quốc tế đưa ra những lỗ hổng mà các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt, trong thời điểm tăng trưởng mờ nhạt của các nước phát triển”, bản báo cáo và những người tán thành, ủng hộ phát triển cộng tác và thương mại tập trung ở khu vực châu Á, nói.

Vì nền kinh tế thế giới nói chung, bản báo cáo đã nhấn mạnh rằng các đất nước khi hợp tác, có chính sách theo yêu cầu và không áp dụng chính sách “Thắt lưng buộc bụng tài chính”, sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho sự tăng trưởng, phân phối thu nhập, phân phối việc làm và tái cân bằng toàn cầu so với các chính sách đặt nặng lên các nước nhập siêu.

 

2. Tái xét duyệt vào ngày thứ ba tăng trưởng kinh tế Anh Quôcs đến 1,5% trong năm 2013 so với ước tính trước đó khoảng 0.8% của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD

Sự tăng trưởng ở Anh được cho rằng đã đươc chọn để trở thành động lực phát triển thông qua nửa đầu năm nay, dự đoán tăng trường GDP vào khoảng 3.7% trong quý III, và 3.2% trong quý IV.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, thông qua bản đánh giá kinh tế tạm thời vào ngày thứ ba, đưa ra ý kiến “Các hoạt dộng sẽ được khuyến khích mở rộng ở khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản và Anh Quốc, khi mà khu vực tiền tệ euro đã không còn trong khủng hoảng nữa”.

OECD cũng cho rằng “Tốc độ phục hồi trong nền kinh tế tiên tiến đã được củng cố trong quý II của năm, và sự tăng trưởng được dự đoán sẽ duy trì ở tỉ lệ tương ứng”.

Anh Quốc đã nhận ra sự hiện diện về phục hồi kinh tế cho cả các cơ quan tư nhân và nhà nước thông qua những số liệu rất đáng khích lệ.

Theo bản báo cáo đưa ra bởi Viện mua bán và cung cấp Markit & The Chartered, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của hai ngành sản xuất và xây dựng đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ vào tháng tám.

Được phát hành vào ngày thứ Ba, chỉ số quản lý thu mua Markit/ CIPS của bộ ngành xây dựng Anh Quốc đã tăng đến 59.1 mức trong tháng tám, cao hơn so với háng sáu (57), và bật lên 57.2 trong tháng so với con số 54.8 thống kê tháng 7, đánh dấu chỉ số tăng cao trong vòng hai năm rưỡi.

Văn phòng Thống kê quốc gia cũng đưa ra ước tính tăng trưởng GDP trong quý thứ hai từ 0.6% đến 0.7%.

Dựa trên sự cải thiện kinh tê, một số viện nghiên cứu cũng đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của họ theo Anh Quốc.

Phòng Thương mại Anh Quốc (BCC) gần đây đã cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế Anh trong năm 2013 từ 0.9% đến 1.3% trong năm 2015.

Các ngành công nghiệp doanh nghiệp và tập đoàn cũng kỳ vọng sự tăng trưởng sẽ gia tăng trong năm 2014 từ 1.9% đến 2.2%, và từ 2.4% lên  2.5% trong năm 2015.

 

3. Chỉ số giá tiêu dung (CPI) trong khu vực châu Âu giảm xuống từ 1.3% đến 1.1% trong vòng 3 năm – đánh giá được đưa ra từ Cơ quan Thống kê  Eurostat của Liên minh châu Âu.

Sự suy giảm liên tiếp từ tháng sáu đến tháng tám (Từ 1.6% – 1.3%), đã cho thấy áp lực của sự lạm phát trên khu vực tiền tệ chung châu Âu đã trở nên bớt căng thẳng.

LẠm phát hàng năm ở Liên minh châu Âu đã giảm từ 1.5% xuống 1.3% vào tháng tám. Vào tháng chin, tỉ lệ hàng lạm pháp hàng năm thấp nhất là -1.3% đã được ghi nhận ở Bulgaria, và cao nhất lf 2.7% tại Anh Quốc.

Eurostat cho biết, tác động tăng lớn nhất là thuốc lá, điện và các dịch vụ tiện nghi, trong khi đó, nguyên liệu cho giao thông vận tại, viễn thông và dịch vụ hỗ trợ y tế đã có những tác động giảm lớn nhát lên sự làm phát hàng năm ở khu vực châu Âu.

 

4. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Macedonia sẽ tăng lên 1.4% trong năm 2013- Theo báo cáo kinh tế mới nhất của Ngân hàng Thế giới South- East Europe.

Theo báo cáo, nhóm sáu nước Đông Nam châu Âu đã đã hồi phục một cách yếu ớt: GDP kết hợp thực tế dự kiến ​​sẽ tăng 1.7% trong năm 2013 sau khi giảm 0.6% trong năm 2012. Tuy nhiên, sự phục hồi của Macedonia vẫn còn khá ngập ngừng​​. Một trong những lo lắng chính là nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp cao của Macedonia.

Tỉ lệ thất nghiệp ở Macedonia là vô cùng nghiêm trọng- 53%. Số lượng công việc không kịp thời để vận dụng những nguồn lao động mới. Trên thực tế, thực trạng công việc của Macedonia còn tồi tệ hơn thực tế thất nghiệp buồn thảm, là do có quá nhiều người dân di rời nơi đây đến các quốc gia khác làm việc.

Zeljko Bogetic, nhà Kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu và khu vực Trung Á, đồng tác giả của bản báo cáo, cho rằng cơ cấu cải cách chính là chìa khóa cho sự phục hồi mạnh mẽ và vững chắc hơn.

Ông Bogetic nói rằng” Môi trường đầu tư cần phải được cải thiện một cách đáng kể, đặc biệt là với những nhược điểm chính, ví dụ như: bằng và giấy phép xây dựng, rào cản tinh thần và các kĩ năng kinh doanh, cơ sở hạ tầng. Các nước láng giềng có thể học hỏi từ Macedonia để tiếp tục có môi trường đầu tư thuận lợi nhất trong khu vực được đo bằng chỉ số Kinh doanh”.

Sự tăng trưởng kinh tế của Macedonia đươck dự kiến ​​sẽ ở mức trung bình ban đầu nhưng dần dần sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm với việc thực hiện các kế hoạch đầu tư công cộng và trực tiếp nước ngoài.

 

 

Leave a Comment