Dự án số 4

Lịch sử hình thành ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người Mông – tác giả của những thửa ruộng bậc thang, chủ nhân cư trú đầu tiên tại vùng đất này.

Ruộng bậc thang là một phương thức canh tác nông nghiệp kết hợp nhuần nhuyễn giữa canh tác nương rẫy và ruộng nước. Khai khẩn ruộng bậc thang là một quá trình công phu, tốn nhiều công sức. Theo kinh nghiệm của đồng bào, đó là nơi có độ dốc vừa phải, có nguồn nước, có khả năng tạo mặt bằng, ít sỏi đá, cây to, cỏ mọc dày và tốt là vùng đất thích hợp để khai khẩn.

ruong-bac-thang

Sau khi đã lựa chọn được mảnh đất ưng ý, việc tiếp theo là xác lập quyền khai khẩn. Đồng bào có thể chồng các cột đá cao khoảng 1m, hoặc chặt ngọn một số cây gỗ lớn trên mảng đất đó làm dấu hiệu xác lập quyền khai khẩn.

Khi đã huy động được lực lượng và điều kiện thời tiết thuận lợi, việc khai khẩn được tiến hành. Việc này thường được tiến hành vào mùa xuân (khoảng tháng 1, 2, 3) để có thể tháo nước vào sử dụng ngay trong tháng 4, 5 cho kịp thời vụ.

Để làm ruộng, trước hết phải phát cỏ và các loại cây nhỏ, dọn sạch mặt đất, sau đó dùng cuốc đánh các gốc to rồi tiến hành đào và san. Khó khăn nhất là tạo mặt bằng cho ruộng. Mặt bằng ruộng có liên quan đến việc giữ nước và chia đều nước cho toàn ruộng. Việc đào và san ruộng là khâu kỹ thuật đòi hỏi các kỹ năng trong việc khai khẩn ruộng bậc thang.

Ruộng đạt tiêu chuẩn phải đủ 2 tiêu chí cơ bản là mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân cho lúa. Người Mông nơi đây đã làm được điều này trong điều kiện hết sức khó khăn để đảm bảo cho việc canh tác lúa nước trên sườn đồi và chân các quả đồi.

Leave a Comment